Lời khuyên quý giá cho người sắp chuyển việc
Rất nhiều bạn đã mắc phải những sai lầm khi quyết định “nhảy việc” do họ quá vội vã, không tính toán kỹ lưỡng. Nếu bạn đang có ý định “nhảy việc”, hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây.
Hiện nay, chuyện “nhảy việc” xảy ra như “cơm bữa” nhưng không phải quyết định chuyển công tác nào cũng đúng đắn. Rất nhiều bạn đã mắc phải những sai lầm khi quyết định “nhảy việc” do họ quá vội vã, không tính toán kỹ lưỡng. Nếu bạn đang có ý định “nhảy việc”, hãy tham khảo một số lời khuyên dưới đây.
1. Xem xét kỹ trước khi “nhảy”. Bạn cần tìm hiểu kỹ trước mọi điều trước khi quyết định chuyển công tác. Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân: Liệu công việc mới có mức lương cao hơn so với mức lương hiện tại của bạn không? (ít nhất phải cao hơn 15% mức lương cũ), công việc mới có đòi hỏi bạn phải đi công tác nhiều không? Giờ làm việc có linh động không?... Công việc mới phải thật sự có những điều kiện tốt hơn so với công việc cũ thì bạn mới nên “nhảy” việc, nếu không thì bạn chuyển chỗ làm việc làm gì?
2. Không bỏ công việc hiện tại cho đến khi có việc mới. Nhiều bạn trẻ cho rằng họ muốn có thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch, học tập hoặc phát triển bản thân nên mặc dù chưa có công việc mới nhưng họ vẫn từ bỏ công việc hiện tại để thực hiện những điều đó. Ngoài ra, những công ty tìm người thường mong muốn sở hữu một nhân viên có khả năng và khả năng đó được minh chứng qua công việc mà bạn đang làm. Vì vậy, nếu bạn bỏ công việc hiện tại và trở nên thất nghiệp thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có chút e ngại về khả năng của bạn. Với những lý do như vậy, nếu bạn muốn “nhảy” việc thì bạn nên tiếp tục làm công việc hiện tại cho đến khi bạn tìm được công việc mới phù hợp hơn.
3. Trở thành một nhân viên gương mẫu. Những nhân viên được sếp và đồng nghiệp yêu quý là những người làm việc chăm chỉ, toàn tâm toàn ý với công việc mình làm ngay cả khi bạn sắp sửa bỏ công việc hiện tại. Vì vậy, khi bạn rời bỏ công việc hiện tại, bạn vẫn để lại những ấn tượng tốt cho mọi người. Trong công việc mới cũng vậy, bạn hãy thể hiện tốt nhất khả năng của bạn.
4. Thoả thuận kỹ lưỡng với sếp mới. Trước khi bắt tay vào làm việc tại công ty mới, bạn nên thoả thuận rõ ràng với sếp về các khoản thưởng, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Những điều này có lợi cho bạn sau này và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi biết rõ quyền lợi của mình.
5. Biết khi nào nên dừng. Mục đích của bạn là tìm được một công việc tốt tại một công ty có môi trường phát triển tốt, có mức lương cao, giờ làm việc linh động và phù hợp với năng lực của mình… Một khi bạn đã tìm được công việc mới có những điều kiện giống hoặc tương tự như những điều kiện bạn đặt ra thì bạn nên chấp nhận và gắn bó lâu dài với công việc đó, bởi vì không phải lúc nào cơ hội tốt cũng tìm đến bạn.
1. Xem xét kỹ trước khi “nhảy”. Bạn cần tìm hiểu kỹ trước mọi điều trước khi quyết định chuyển công tác. Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân: Liệu công việc mới có mức lương cao hơn so với mức lương hiện tại của bạn không? (ít nhất phải cao hơn 15% mức lương cũ), công việc mới có đòi hỏi bạn phải đi công tác nhiều không? Giờ làm việc có linh động không?... Công việc mới phải thật sự có những điều kiện tốt hơn so với công việc cũ thì bạn mới nên “nhảy” việc, nếu không thì bạn chuyển chỗ làm việc làm gì?
2. Không bỏ công việc hiện tại cho đến khi có việc mới. Nhiều bạn trẻ cho rằng họ muốn có thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch, học tập hoặc phát triển bản thân nên mặc dù chưa có công việc mới nhưng họ vẫn từ bỏ công việc hiện tại để thực hiện những điều đó. Ngoài ra, những công ty tìm người thường mong muốn sở hữu một nhân viên có khả năng và khả năng đó được minh chứng qua công việc mà bạn đang làm. Vì vậy, nếu bạn bỏ công việc hiện tại và trở nên thất nghiệp thì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ có chút e ngại về khả năng của bạn. Với những lý do như vậy, nếu bạn muốn “nhảy” việc thì bạn nên tiếp tục làm công việc hiện tại cho đến khi bạn tìm được công việc mới phù hợp hơn.
3. Trở thành một nhân viên gương mẫu. Những nhân viên được sếp và đồng nghiệp yêu quý là những người làm việc chăm chỉ, toàn tâm toàn ý với công việc mình làm ngay cả khi bạn sắp sửa bỏ công việc hiện tại. Vì vậy, khi bạn rời bỏ công việc hiện tại, bạn vẫn để lại những ấn tượng tốt cho mọi người. Trong công việc mới cũng vậy, bạn hãy thể hiện tốt nhất khả năng của bạn.
4. Thoả thuận kỹ lưỡng với sếp mới. Trước khi bắt tay vào làm việc tại công ty mới, bạn nên thoả thuận rõ ràng với sếp về các khoản thưởng, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Những điều này có lợi cho bạn sau này và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi biết rõ quyền lợi của mình.
5. Biết khi nào nên dừng. Mục đích của bạn là tìm được một công việc tốt tại một công ty có môi trường phát triển tốt, có mức lương cao, giờ làm việc linh động và phù hợp với năng lực của mình… Một khi bạn đã tìm được công việc mới có những điều kiện giống hoặc tương tự như những điều kiện bạn đặt ra thì bạn nên chấp nhận và gắn bó lâu dài với công việc đó, bởi vì không phải lúc nào cơ hội tốt cũng tìm đến bạn.
tin liên quan
Dành cho nhà tuyển dụng
Cẩm nang việc làm
Đăng ký nhận tin việc làm qua email
Tìm kiếm