Làm thế nào để tìm được công việc mong muốn? (Phần 1)
Cho dù bạn đang tìm kiếm cho mình công việc đầu tiên, ,chuyển đổi nghề nghiệp, hay là gia nhập lại thị trường việc làm sau thời gian dài vắng bóng thì vẫn phải tuân thủ theo hai nguyên tắc sau: Thứ nhất, đặt ra và theo đuổi mục tiêu của mình; thứ hai, sử dụng các công cụ mới nhất để gia nhập thị trường việc làm
Giả sử bạn đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình và đang tìm kiếm một công việc mong muốn, thì sau đây sẽ là một số chỉ dẫn cách giúp bạn đạt được công việc mơ ước:
Phần 1: Nâng cao trình độ chuyên môn của bạn
Phần 2: Chuẩn bị những công việc ở nhà
Phần3: Tích cực tìm kiếm cơ hội
Phần 4: Thayđổi thái độ của bạn
Phần 1: Nâng cao trình độ chuyên môn của bạn
1. Xem và sửa lại sơ yếu lý lịch của bạn.
Trước khi bạn bắt đầu tìm việc, hãy chắc chắn rằng hồ sơ của bạn cập nhật và đầy đủ thông tin nhất có thể. Sơ yếu lý lịch của bạn rất quan trọng, thể hiện bạn là ai, bạn đến từ đâu, và bạn có thể làm được gì. Dưới đây là một vài lời khuyên để hồ sơ bạn “đẹp” hơn:
- Không bao giờ được viết những thông tin sai hoặc nói quá sự thật trên sơ yếu lý lịch; nó có thể làm hại bạn sau này.
- Hãy xem mô tả của những công việc tương tự gần đây. Sử dụng ngôn ngữ tương tự để mô tả kỹ năng và thành tích của bạn trên hồ sơ.
- Sử dụng động từ “chủ động”. Khi mô tả những gì bạn đã làm ở những công việc trước, hãy viết những câu chặt chẽ và dùng động từ chủ động.
- Đọc và sửa. Xem xét hồ sơ của bạn nhiều lần để kiểm tra các lỗi ngữ pháp và chính tả. Ngay cả một lỗi đơn giản như lỗi đánh máy cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng bạn được gọi phỏng vấn,vì vậy hãy chú ý tới những gì bạn viết trên hồ sơ. Tốt hơn là nên có một hoặc hai người khác kiểm tra giúp bạn.
-Format đơn giản và tập trung vào điểm chính. Hồ sơ của bạn trông như thế nào cũng rất quan trọng như là nội dung được thể hiện trong đó. Hãy làm hồ sơ của bạn trang trọng và quan trọng để đáng nhận được sự quan tâm. Sử dụng phông chữ đơn giản (như Times New Roman, Arial, hay Calbri), mực đen trên giấy trắng hoặc trắng ngà, và lề rộng (khoảng 2 ~ 2.5cm mỗi bên). Tránh chữ in đậm hoặc in nghiêng. Đảm bảo tên và thông tin liên lạc được rõ ràng và nổi bật.
2. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn:
Hãy tự mình chuẩn bị một bài giới thiệu bản thân ngắn gọn súc tích . Trong nhiều cuộc phỏng vấn, đặc biệt là tại các công ty lớn, nhà tuyển dụng thường bắt đầu với một câu hỏi như "Hãy nói chox tôi đôi điều về bạn”, thường thì họ không muốn nghe bạn kể về trường lớp của bạn, hay bạn lớn lên như thế nào. Đây là câu hỏi về công việc và kinh nghiệm với chỉ một đáp án đúng, và bạn có khoảng 2 phút để trả lời, người phỏng vấn muốn hiểu về khả năng của bạn, những thành tích của bạn, tại sao bạn muốn làm việc ở công ty này và những mục tiêu tương lai của bạn là gì.
- Ngắn gọn, súc tích- trong khoảng 30 giây đến hai phút - và hãy chú ý bạn không lắp bắp khi bạn được yêu cầu mô tả bản thân. Chắc chắn bạn không muốn nói như thể ghi âm sẵn hoặc như một con robot, vì vậyhãy nắm chắc các thông tin về bản thân, và học cách ứng biến với người mà bạn đang nói. Hãy thực hành trả lời câu hỏi về mô tả bản thân của bạn thành tiếng với một người nào đóvà họ sẽ sửa giúp bạn.
- Gắn kết cộng đồng: đoạn giới thiệu bản thân mà bạn chuẩn bị cũng rất hữu ích khi bạn trong 1 cộng đồng, tại một bữa tiệc hoặc bất cứ nơi nào với một nhóm người lạ muốn biết về bạn nhiều hơn một chút. Trong những tình huống như vậy, như trái ngược với một cuộc phỏng vấn việc làm, hãy nói về bạn trong vòng không quá 30 giây.
3. Hãy tạo một danh sách các kỹ năng làm việc mà bạn muốn tìm hiểu.
Sếp của bạn sẽ thấy hứng thú với một nhân viên có nỗ lực phát triển bản thân. Hãy nghĩ về những kỹ năng sẽ làm cho bạn có khả năng cạnh tranh hơn ở những vị trí bạn đang ứng tuyển. Tìm một số cuốn sách và các hội thảo sắp tới về những điều bạn quan tâm sẽ cải thiện đáng kể khả năng của bạn. Trong một cuộc phỏng vấn, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng những gì bạn đã và đang học hỏi, và rằng bạn muốn tiếp tục làm như vậy. Dưới đây là danh sách của một số các kỹ năng công việc quan trọng nhất, thu hút chú ý của nhà tuyển dụng nhất, mà một ứng viên với mong muốn tìm được công việc tốt cần phải có:
- Suy nghĩ và xử lý thông tin một cách logic: Hầu hết các doanh nghiệp coi khả năng xử lý và tổ chức thông tin để tạo ra các giải pháp có hiệu quả là một trong những kỹ năng hàng đầu mà họ muốn. Họ đánh giá cao khả năng thực hiện các giải pháp hợp lý về chi tiêu hoặc một hoạt động nội bộ.
- Kỹ năng về tin học văn phòng: Hầu hết nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên của mình biết về công nghệ thông tin và tin học văn phòng, hoặc là cách vận hành các thiết bị văn phòng như máy tính cá nhân, máy photocopy hoặc máy scan. Điều này không có nghĩa là nhà tuyển dụng cần những ứng viên là sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ.
- Giao tiếp hiệu quả: Nhà tuyển dụng có xu hướng coi trọng và tìm những người có thể bày tỏ suy nghĩ của mình một cách hiệu quả thông qua giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản. Những người dễ dàng tìm được một công việc tốt một thường là những người rất giỏi trong việc nói và viết.
- Khả năng thích nghi và liên kết mọi người: Do môi trường làm việc bao gồm nhiều người có cá tính và nền tảng khác nhau, vì vậy điều cần thiết là phải có những kỹ năng giao tiếp và làm việc với những người từ các tầng lớp khác nhau trong cuộc sống.
Hi vọng với phần đầu trong series "Làm thế nào để tìm được công việc mong muốn?" chúng tôi đã giúp các bạn có những bước chuẩn bị ban đầu trong quá trình tìm việc của bạn.
Phần 1: Nâng cao trình độ chuyên môn của bạn
Phần 2: Chuẩn bị những công việc ở nhà
Phần3: Tích cực tìm kiếm cơ hội
Phần 4: Thayđổi thái độ của bạn
Phần 1: Nâng cao trình độ chuyên môn của bạn
1. Xem và sửa lại sơ yếu lý lịch của bạn.
Trước khi bạn bắt đầu tìm việc, hãy chắc chắn rằng hồ sơ của bạn cập nhật và đầy đủ thông tin nhất có thể. Sơ yếu lý lịch của bạn rất quan trọng, thể hiện bạn là ai, bạn đến từ đâu, và bạn có thể làm được gì. Dưới đây là một vài lời khuyên để hồ sơ bạn “đẹp” hơn:
- Không bao giờ được viết những thông tin sai hoặc nói quá sự thật trên sơ yếu lý lịch; nó có thể làm hại bạn sau này.
- Hãy xem mô tả của những công việc tương tự gần đây. Sử dụng ngôn ngữ tương tự để mô tả kỹ năng và thành tích của bạn trên hồ sơ.
- Sử dụng động từ “chủ động”. Khi mô tả những gì bạn đã làm ở những công việc trước, hãy viết những câu chặt chẽ và dùng động từ chủ động.
- Đọc và sửa. Xem xét hồ sơ của bạn nhiều lần để kiểm tra các lỗi ngữ pháp và chính tả. Ngay cả một lỗi đơn giản như lỗi đánh máy cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng bạn được gọi phỏng vấn,vì vậy hãy chú ý tới những gì bạn viết trên hồ sơ. Tốt hơn là nên có một hoặc hai người khác kiểm tra giúp bạn.
-Format đơn giản và tập trung vào điểm chính. Hồ sơ của bạn trông như thế nào cũng rất quan trọng như là nội dung được thể hiện trong đó. Hãy làm hồ sơ của bạn trang trọng và quan trọng để đáng nhận được sự quan tâm. Sử dụng phông chữ đơn giản (như Times New Roman, Arial, hay Calbri), mực đen trên giấy trắng hoặc trắng ngà, và lề rộng (khoảng 2 ~ 2.5cm mỗi bên). Tránh chữ in đậm hoặc in nghiêng. Đảm bảo tên và thông tin liên lạc được rõ ràng và nổi bật.
2. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn:
Hãy tự mình chuẩn bị một bài giới thiệu bản thân ngắn gọn súc tích . Trong nhiều cuộc phỏng vấn, đặc biệt là tại các công ty lớn, nhà tuyển dụng thường bắt đầu với một câu hỏi như "Hãy nói chox tôi đôi điều về bạn”, thường thì họ không muốn nghe bạn kể về trường lớp của bạn, hay bạn lớn lên như thế nào. Đây là câu hỏi về công việc và kinh nghiệm với chỉ một đáp án đúng, và bạn có khoảng 2 phút để trả lời, người phỏng vấn muốn hiểu về khả năng của bạn, những thành tích của bạn, tại sao bạn muốn làm việc ở công ty này và những mục tiêu tương lai của bạn là gì.
- Ngắn gọn, súc tích- trong khoảng 30 giây đến hai phút - và hãy chú ý bạn không lắp bắp khi bạn được yêu cầu mô tả bản thân. Chắc chắn bạn không muốn nói như thể ghi âm sẵn hoặc như một con robot, vì vậyhãy nắm chắc các thông tin về bản thân, và học cách ứng biến với người mà bạn đang nói. Hãy thực hành trả lời câu hỏi về mô tả bản thân của bạn thành tiếng với một người nào đóvà họ sẽ sửa giúp bạn.
- Gắn kết cộng đồng: đoạn giới thiệu bản thân mà bạn chuẩn bị cũng rất hữu ích khi bạn trong 1 cộng đồng, tại một bữa tiệc hoặc bất cứ nơi nào với một nhóm người lạ muốn biết về bạn nhiều hơn một chút. Trong những tình huống như vậy, như trái ngược với một cuộc phỏng vấn việc làm, hãy nói về bạn trong vòng không quá 30 giây.
3. Hãy tạo một danh sách các kỹ năng làm việc mà bạn muốn tìm hiểu.
Sếp của bạn sẽ thấy hứng thú với một nhân viên có nỗ lực phát triển bản thân. Hãy nghĩ về những kỹ năng sẽ làm cho bạn có khả năng cạnh tranh hơn ở những vị trí bạn đang ứng tuyển. Tìm một số cuốn sách và các hội thảo sắp tới về những điều bạn quan tâm sẽ cải thiện đáng kể khả năng của bạn. Trong một cuộc phỏng vấn, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng những gì bạn đã và đang học hỏi, và rằng bạn muốn tiếp tục làm như vậy. Dưới đây là danh sách của một số các kỹ năng công việc quan trọng nhất, thu hút chú ý của nhà tuyển dụng nhất, mà một ứng viên với mong muốn tìm được công việc tốt cần phải có:
- Suy nghĩ và xử lý thông tin một cách logic: Hầu hết các doanh nghiệp coi khả năng xử lý và tổ chức thông tin để tạo ra các giải pháp có hiệu quả là một trong những kỹ năng hàng đầu mà họ muốn. Họ đánh giá cao khả năng thực hiện các giải pháp hợp lý về chi tiêu hoặc một hoạt động nội bộ.
- Kỹ năng về tin học văn phòng: Hầu hết nhà tuyển dụng đòi hỏi ứng viên của mình biết về công nghệ thông tin và tin học văn phòng, hoặc là cách vận hành các thiết bị văn phòng như máy tính cá nhân, máy photocopy hoặc máy scan. Điều này không có nghĩa là nhà tuyển dụng cần những ứng viên là sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ.
- Giao tiếp hiệu quả: Nhà tuyển dụng có xu hướng coi trọng và tìm những người có thể bày tỏ suy nghĩ của mình một cách hiệu quả thông qua giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản. Những người dễ dàng tìm được một công việc tốt một thường là những người rất giỏi trong việc nói và viết.
- Khả năng thích nghi và liên kết mọi người: Do môi trường làm việc bao gồm nhiều người có cá tính và nền tảng khác nhau, vì vậy điều cần thiết là phải có những kỹ năng giao tiếp và làm việc với những người từ các tầng lớp khác nhau trong cuộc sống.
Hi vọng với phần đầu trong series "Làm thế nào để tìm được công việc mong muốn?" chúng tôi đã giúp các bạn có những bước chuẩn bị ban đầu trong quá trình tìm việc của bạn.
tin liên quan
Dành cho nhà tuyển dụng
Cẩm nang việc làm
Đăng ký nhận tin việc làm qua email
Tìm kiếm