Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 8: Công đoàn
Bộ Luật Lao Động mới (Bộ Luật Lao Động Mới) đã được Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 6 năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2013 và theo đó đã có tổng cộng hơn 15 nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành mới được ban hành.
Dưới đây là tóm lược các vấn đề sửa đổi mang tính pháp lý:
10. CÔNG ĐOÀN
10.1 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Về nguyên tắc, người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, khi công đoàn tại doanh nghiệp đã được thành lập (bởi công đoàn của quận, huyện hoặc khu công nghiệp có liên quan), người sử dụng lao động buộc phải hỗ trợ công đoàn bằng việc bố trí nơi làm việc và cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động của công đoàn.
Bên cạnh Chương XIII của Bộ Luật Lao Động Mới về công đoàn, Luật Công Đoàn đã được Quốc Hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013(Luật Công Đoàn). Cả hai luật mới đều củng cố vai trò của công đoàn bằng việc đưa ra các nghĩa vụ bổ sung đối với người sử dụng lao động về hoạt động của công đòan và vai trò của cán bộ công đoàn.
(a) Cán bộ công đoàn không chuyên trách:
Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người lao động làm việc cho một doanh nghiệp và tham gia vào công đoàn làm cán bộ công đoàn, được Đại Hội Công Đoàn bầu hoặc Ban Chấp Hành Công Đoàn chỉ định, bộ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên. Theo Điều 193.2 của Bộ Luật Lao Động Mới, cán bộ công đoàn không chuyên trách có quyền sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo Luật Công Đoàn.Theo Luật Công Đoàn, cán bộ công đoàn không chuyên trách có quyền sử dụng từ 12 tới 24 giờ làm việc mỗi tháng để làm công tác công đoàn tùy theo chức vụ và vẫn được hưởng nguyên lương. Ban Chấp Hành của công đoàn tại cơ sở có thể thỏa thuận và thống nhất với người sử dụng lao động về thời gian tăng thêm nếu cần thiết. Hơn nữa, khi cán bộ công đoàn không chuyên trách phải tham gia vào các cuộc họp công đoàn hoặc tập huấn được công đoàn cấp trên triệu tập, người sử dụng lao động phải chấp thuận cho cán bộ công đoàn không chuyên trách nghỉ làm việc và trả lương trong suốt thời gian này.
(b) Cán bộ công đoàn chuyên trách:
Cán bộ công đoàn chuyên trách được công đoàn tuyển dụng, trả lương và được bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn (kể cả công đoàn tại cơ sở).
Điều 193.3 của Bộ Luật Lao Động Mới quy định rằng khi cán bộ công đoàn chuyên trách được bổ nhiệm để đảm nhiệm hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp thì cán bộ công đoàn chuyên trách được quyền hưởng phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
10.2 Chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách
Bộ Luật Lao Động Mới có một số quy định mới bảo vệ người lao động kiêm nhiệm làm cán bộ công đoàn không chuyên trách.
(a) Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động đến hết nhiệm kỳ.
Quy định này là ngoại lệ duy nhất buộc hợp đồng lao động phải được gia hạn bất kể quyết định của người sử dụng lao động. Chúng tôi hiểu rằng quy định này được soạn thảo để động viên người lao động gia nhập công đoàn. Theo Điều Lệ Công Đoàn Việt Nam ban hành ngày 5 tháng 11 năm 2008, nhiệm kỳ của cán bộ công đoàn sẽ tương ứng với thời gian Đại Hội Công Đoàn tại doanh nghiệp vốn được triệu tập 2 lần trong mỗi năm (5) năm.
(b) Nếu người sử dụng lao động quyết định chấm dứt hợp pháp hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động kiêm nhiệm làm cán bộ công đoàn không chuyên trách thì người sử dụng lao động phải lấy ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban Chấp Hành công đoàn tại doanh nghiệp hoặc Ban Chấp Hành công đoàn cấp trên. Nếu người sử dụng lao động và công đoàn không thể đạt được thỏa thuận, hai bên phải báo cáo việc chấm dứt hoặc sa thải, cho thôi việc đến cơ quan có thẩm quyền và người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động/sa thải, cho thôi việc người lao động 30 ngày sau đó.
10.3 Đóng góp kinh phí công đoàn
Đóng góp kinh phí công đoàn không phải là quy định của Bộ Luật Lao Động Mới. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động này được quy định tại Luật Công Đoàn. Trước đây, các doanh nghiệp sau buộc phải đóng góp khoản tiền bằng 1% quỹ lương phải trả cho người lao động Việt Nam cho hoạt động công đoàn của doanh nghiệp đó: doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trên 49%; và văn phòng hoạt động của các bên nước ngoài tham gia vào hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Tất cả các loại doanh nghiệp khác (có công đoàn cơ sở) phải đóng góp 2% quỹ lương phải trả cho người lao động.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 khi Luật Công Đoàn bắt đầu có hiệu lực, tất cả người sử dụng lao động, gồm cả các doanh nghiệp không có công đoàn tại cơ sở, buộc phải trả 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động để hỗ trợ tài chính công đoàn. Đây là nghĩa vụ mới được áp dụng cho những người sử dụng lao động trước đây chưa phải đóng góp kinh phí vào tài chính công đoàn.
10. CÔNG ĐOÀN
10.1 Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Về nguyên tắc, người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn tại doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, khi công đoàn tại doanh nghiệp đã được thành lập (bởi công đoàn của quận, huyện hoặc khu công nghiệp có liên quan), người sử dụng lao động buộc phải hỗ trợ công đoàn bằng việc bố trí nơi làm việc và cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động của công đoàn.
Bên cạnh Chương XIII của Bộ Luật Lao Động Mới về công đoàn, Luật Công Đoàn đã được Quốc Hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013(Luật Công Đoàn). Cả hai luật mới đều củng cố vai trò của công đoàn bằng việc đưa ra các nghĩa vụ bổ sung đối với người sử dụng lao động về hoạt động của công đòan và vai trò của cán bộ công đoàn.
(a) Cán bộ công đoàn không chuyên trách:
Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người lao động làm việc cho một doanh nghiệp và tham gia vào công đoàn làm cán bộ công đoàn, được Đại Hội Công Đoàn bầu hoặc Ban Chấp Hành Công Đoàn chỉ định, bộ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên. Theo Điều 193.2 của Bộ Luật Lao Động Mới, cán bộ công đoàn không chuyên trách có quyền sử dụng thời gian trong giờ làm việc để hoạt động công đoàn theo Luật Công Đoàn.Theo Luật Công Đoàn, cán bộ công đoàn không chuyên trách có quyền sử dụng từ 12 tới 24 giờ làm việc mỗi tháng để làm công tác công đoàn tùy theo chức vụ và vẫn được hưởng nguyên lương. Ban Chấp Hành của công đoàn tại cơ sở có thể thỏa thuận và thống nhất với người sử dụng lao động về thời gian tăng thêm nếu cần thiết. Hơn nữa, khi cán bộ công đoàn không chuyên trách phải tham gia vào các cuộc họp công đoàn hoặc tập huấn được công đoàn cấp trên triệu tập, người sử dụng lao động phải chấp thuận cho cán bộ công đoàn không chuyên trách nghỉ làm việc và trả lương trong suốt thời gian này.
(b) Cán bộ công đoàn chuyên trách:
Cán bộ công đoàn chuyên trách được công đoàn tuyển dụng, trả lương và được bổ nhiệm để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn (kể cả công đoàn tại cơ sở).
Điều 193.3 của Bộ Luật Lao Động Mới quy định rằng khi cán bộ công đoàn chuyên trách được bổ nhiệm để đảm nhiệm hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp thì cán bộ công đoàn chuyên trách được quyền hưởng phúc lợi tập thể như người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
10.2 Chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách
Bộ Luật Lao Động Mới có một số quy định mới bảo vệ người lao động kiêm nhiệm làm cán bộ công đoàn không chuyên trách.
(a) Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động đến hết nhiệm kỳ.
Quy định này là ngoại lệ duy nhất buộc hợp đồng lao động phải được gia hạn bất kể quyết định của người sử dụng lao động. Chúng tôi hiểu rằng quy định này được soạn thảo để động viên người lao động gia nhập công đoàn. Theo Điều Lệ Công Đoàn Việt Nam ban hành ngày 5 tháng 11 năm 2008, nhiệm kỳ của cán bộ công đoàn sẽ tương ứng với thời gian Đại Hội Công Đoàn tại doanh nghiệp vốn được triệu tập 2 lần trong mỗi năm (5) năm.
(b) Nếu người sử dụng lao động quyết định chấm dứt hợp pháp hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động kiêm nhiệm làm cán bộ công đoàn không chuyên trách thì người sử dụng lao động phải lấy ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Ban Chấp Hành công đoàn tại doanh nghiệp hoặc Ban Chấp Hành công đoàn cấp trên. Nếu người sử dụng lao động và công đoàn không thể đạt được thỏa thuận, hai bên phải báo cáo việc chấm dứt hoặc sa thải, cho thôi việc đến cơ quan có thẩm quyền và người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động/sa thải, cho thôi việc người lao động 30 ngày sau đó.
10.3 Đóng góp kinh phí công đoàn
Đóng góp kinh phí công đoàn không phải là quy định của Bộ Luật Lao Động Mới. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động này được quy định tại Luật Công Đoàn. Trước đây, các doanh nghiệp sau buộc phải đóng góp khoản tiền bằng 1% quỹ lương phải trả cho người lao động Việt Nam cho hoạt động công đoàn của doanh nghiệp đó: doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trên 49%; và văn phòng hoạt động của các bên nước ngoài tham gia vào hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Tất cả các loại doanh nghiệp khác (có công đoàn cơ sở) phải đóng góp 2% quỹ lương phải trả cho người lao động.
Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2013 khi Luật Công Đoàn bắt đầu có hiệu lực, tất cả người sử dụng lao động, gồm cả các doanh nghiệp không có công đoàn tại cơ sở, buộc phải trả 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động để hỗ trợ tài chính công đoàn. Đây là nghĩa vụ mới được áp dụng cho những người sử dụng lao động trước đây chưa phải đóng góp kinh phí vào tài chính công đoàn.
tin liên quan
- Ngưỡng 1 tỷ đã được gỡ bỏ với doanh nghiệp mới thành lập
- Dự luật Doanh nghiệp sửa đổi được thêm 57 điều mới
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 9: Một số vấn đề khác
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 7: Quy chế dân chủ
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 6: Người lao động nước ngoài
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 5: Cho thuê lại lao động
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 4: Kỷ luật lao động, an toàn lao động
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 3: Tiền lương làm thêm giờ
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 2: Chấm dứt hợp đồng lao động
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 1: Hợp đồng lao động
Dành cho nhà tuyển dụng
Cẩm nang việc làm
Đăng ký nhận tin việc làm qua email
Tìm kiếm