Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 7: Quy chế dân chủ

Bộ Luật Lao Động mới (Bộ Luật Lao Động Mới) đã được Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 6 năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2013 và theo đó đã có tổng cộng hơn 15 nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành mới được ban hành.
Dưới đây là tóm lược các vấn đề sửa đổi mang tính pháp lý:

9 QUY CHẾ DÂN CHỦ

9.1 Các hình thức thực hiện quy chế dân chủ
 Trong một nỗ lực cải thiện giao tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc, Điều 63 của Bộ Luật Lao Động Mới quy định rằng tất cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở theo quy định của Chính Phủ.  Đây là một quy định mới của Bộ Luật Lao Động Mới và cần được tất cả người sử dụng lao động chú ý. Chúng tôi trình bày dưới đây một số quy định đáng chú ý của Nghị Định 60/2013/NĐ-CP do Chính Phủ Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013 (Nghị Định 60).

Có hai hình thức luật định của việc thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp, bao gồm:

(a)  Đối thoại tại nơi làm việc, bao gồm:
(i)đối thoại định kỳ: thực hiện 90 ngày một lần trừ khi thời gian đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức hội nghị người lao động; và
(ii) đối thoại khi có yêu cầu: theo yêu cầu của mỗi bên và người sử dụng lao động phải tổ chức thực hiện trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại
(b) hội nghị người lao động: sẽ phải được tổ chức tối thiểu một lần mỗi 12 tháng. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí địa điểm, thời gian, các điều kiện vật chất cần thiết và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ dưới hình thức đối thoại và hội nghị người lao động. Bên cạnh đó, Nghị Định 60 cũng quy định các hình thức thực hiện dân chủ khác tại nơi làm việc, ví dụ như tổ chức các cuộc họp khác, niêm yết công khai, và hòm thư góp ý kiến, v.v…

9.2 Báo cáo và xử phạt hành chính
Tất cả doanh nghiệp đều phải tuân thủ các quy định về đối thoại và quy chế dân chủ, và người sử dụng lao động buộc phải gửi báo cáo thường niên cho cơ quan hữu quan về việc thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, chi tiết của các mẫu và thủ tục báo cáo vẫn chưa được quy định.

Bên cạnh đó, theo các quy định dự thảo về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động thì các hành vi vi phạm sau sẽ bị phạt từ 20 triệu Đồng Việt Nam tới 30 triệu Đồng Việt Nam: (i) không thiết lập cơ chế hoặc thực hiện việc đối thoại, quy chế dân chủ ở cơ sở; hoặc (ii) không thực hiện việc đối thoại định kỳ hoặc theo yêu cầu khác của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; hoặc không bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác bảo đảm cho việc đối thoại tại nơi làm việc.

tin liên quan

Nộp hồ sơ hay liên hệ với nhân viên phụ trách

HRSearch

ĐT: 0985714314

Email: info@hrsearchvn.com

skype

Ms. Chinh

ĐT: 0971777314

Email: chinh@hrsearchvn.com

skype

Hotline 24/7

ĐT: 024 7300 8268

Email: info@hrsearchvn.com

skype