Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 6: Người lao động nước ngoài
Bộ Luật Lao Động mới (Bộ Luật Lao Động Mới) đã được Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 6 năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2013 và theo đó đã có tổng cộng hơn 15 nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành mới được ban hành.
Dưới đây là tóm lược các vấn đề sửa đổi mang tính pháp lý:
8 NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
8.1 Điều kiện mới để tuyển dụng lao động nước ngoài
Tất cả doanh nghiệp nước ngoài có tuyển dụng người nước ngoài nên lưu ý rằng nếu so sánh với Bộ Luật Lao Động trước đây, Điều 170 của Bộ Luật Lao Động Mới đã bổ sung một điều kiện mà doanh nghiệp nước ngoài phải thỏa mãn để có thể tuyển dụng người lao động nước ngoài. Trước khi tuyển dụng, doanh nghiệp nước ngoài phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi ký sử dụng lao động. Hiện nay, chưa có quy trình thủ tục nào được quy định để ra chấp thuận, do đó các điều kiện và yêu cầu để có được sự chấp thuận là chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, khái niệm “doanh nghiệp nước ngoài” sẽ cần được làm rõ trong các văn bản hướng dẫn ban hành sau này về việc liệu khái niệm này có bao gồm “doanh nghiệp đầu tư nước ngoài” hay không.
8.2 Giấy phép lao động
Người đọc cũng cần lưu ý rằng theo Điều 173 của Bộ Luật Lao Động Mới, thời hạn của giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài đã được giảm từ tối đa 36 tháng còn tối đa 24 tháng. Theo Nghị Định 102/2013/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành, quy định chi tiết về việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
(a)khái niệm “gia hạn giấy phép lao động” đã không còn được đề cập. Cần phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép mới cho cơ quan cấp phép khi giấy phép lao động hết hạn;
(b)một trong những điều kiện để một người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam là người nước ngoài này phải có ít nhất năm (5) năm kinh nghiệm (đối với chuyên gia) hoặc ít nhất ba (3) năm kinh nghiệm (đối với lao động kỹ thuật) trong chuyên ngành được đào tạo;
(c) chỉ những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới ba (3) tháng để chào bán dịch vụ hoặc xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh là không phải xin giấy phép lao động. Quy định này khác với các quy định trước đó vốn cho phép người nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới ba (3) tháng không phải xin giấy phép lao động bất kể ngành nghề, công việc mà họ thực hiện tại Việt Nam.
Phù hợp với Cam Kết Gia Nhập WTO của Việt Nam, Nghị Định 102 quy định một trường hợp khác mà người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải xin giấy phép lao động đó là di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ được nêu chi tiết trong các văn bản này.
8 NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
8.1 Điều kiện mới để tuyển dụng lao động nước ngoài
Tất cả doanh nghiệp nước ngoài có tuyển dụng người nước ngoài nên lưu ý rằng nếu so sánh với Bộ Luật Lao Động trước đây, Điều 170 của Bộ Luật Lao Động Mới đã bổ sung một điều kiện mà doanh nghiệp nước ngoài phải thỏa mãn để có thể tuyển dụng người lao động nước ngoài. Trước khi tuyển dụng, doanh nghiệp nước ngoài phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi ký sử dụng lao động. Hiện nay, chưa có quy trình thủ tục nào được quy định để ra chấp thuận, do đó các điều kiện và yêu cầu để có được sự chấp thuận là chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, khái niệm “doanh nghiệp nước ngoài” sẽ cần được làm rõ trong các văn bản hướng dẫn ban hành sau này về việc liệu khái niệm này có bao gồm “doanh nghiệp đầu tư nước ngoài” hay không.
8.2 Giấy phép lao động
Người đọc cũng cần lưu ý rằng theo Điều 173 của Bộ Luật Lao Động Mới, thời hạn của giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài đã được giảm từ tối đa 36 tháng còn tối đa 24 tháng. Theo Nghị Định 102/2013/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành, quy định chi tiết về việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
(a)khái niệm “gia hạn giấy phép lao động” đã không còn được đề cập. Cần phải nộp hồ sơ xin cấp giấy phép mới cho cơ quan cấp phép khi giấy phép lao động hết hạn;
(b)một trong những điều kiện để một người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam là người nước ngoài này phải có ít nhất năm (5) năm kinh nghiệm (đối với chuyên gia) hoặc ít nhất ba (3) năm kinh nghiệm (đối với lao động kỹ thuật) trong chuyên ngành được đào tạo;
(c) chỉ những người nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới ba (3) tháng để chào bán dịch vụ hoặc xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh là không phải xin giấy phép lao động. Quy định này khác với các quy định trước đó vốn cho phép người nước ngoài làm việc tại Việt Nam dưới ba (3) tháng không phải xin giấy phép lao động bất kể ngành nghề, công việc mà họ thực hiện tại Việt Nam.
Phù hợp với Cam Kết Gia Nhập WTO của Việt Nam, Nghị Định 102 quy định một trường hợp khác mà người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải xin giấy phép lao động đó là di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ được nêu chi tiết trong các văn bản này.
tin liên quan
- Ngưỡng 1 tỷ đã được gỡ bỏ với doanh nghiệp mới thành lập
- Dự luật Doanh nghiệp sửa đổi được thêm 57 điều mới
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 9: Một số vấn đề khác
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 8: Công đoàn
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 7: Quy chế dân chủ
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 5: Cho thuê lại lao động
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 4: Kỷ luật lao động, an toàn lao động
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 3: Tiền lương làm thêm giờ
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 2: Chấm dứt hợp đồng lao động
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 1: Hợp đồng lao động
Dành cho nhà tuyển dụng
Cẩm nang việc làm
Đăng ký nhận tin việc làm qua email
Tìm kiếm