Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 5: Cho thuê lại lao động
Bộ Luật Lao Động mới (Bộ Luật Lao Động Mới) đã được Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 6 năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2013 và theo đó đã có tổng cộng hơn 15 nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành mới được ban hành.
Dưới đây là tóm lược các vấn đề sửa đổi mang tính pháp lý:
7 CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
7.1 Cho thuê lại lao động – Một thuật ngữ pháp lý mới
Hợp đồng cho thuê lại lao động là khái niệm pháp lý mới tại Việt Nam, lần đầu tiên được Bộ Luật Lao Động Mới giới thiệu, nhưng lại quen thuộc đối với người sử dụng lao động đến từ các quốc gia khác. Đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng lao động thuê lại cho phép họ (i) bù đắp nhu cầu lao động ngắn hạn; và (ii) có được nhân viên có các kỹ năng đặc biệt để phục vụ một số nhiệm vụ cụ thể. Ưu điểm của việc cho thuê lao động đối với bên sử dụng lao động cuối cùng là không phải thiết lập bất kỳ mối quan hệ lao động nào giữa bên sử dụng lao động cuối cùng và người lao động được cho thuê lại (vốn luôn đi kèm với trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động) và do đó tiết kiệm được một phần chi phí tuyển dụng lao động.
Cho thuê lại lao động nghĩa là bổ nhiệm người lao động được doanh nghiệp cho thuê lại lao động tuyển dụng để làm việc cho, và chịu sự quản lý của, bên thuê lại lao động. Tuy nhiên, quan hệ lao động giữa người lao động và doanh nghiệp cho thuê lại lao động vẫn giữ nguyên và không hề có quan hệ lao động nào giữa người lao động và bên thuê lại lao động (tức là bên sử dụng lao động cuối cùng). Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động đó và ngược lại.
Theo Bộ Luật Lao Động Mới thì hoạt động kinh doanh cho thuê lại lao động là hoạt động kinh doanh có điều kiện và chỉ có thể áp dụng cho một số loại hình lao động mà thôi. Đối với các doanh nghiệp, đây có thể là phương án rất hữu dụng nhằm đáp ứng nhu cầu do thiếu hụt lao động ngắn hạn, mà không cần phải chịu trách nhiệm như khi trực tiếp tuyển dụng người lao động đó. Ngoài ra việc cho thuê lại lao động này còn cho phép các doanh nghiệp sử dụng nhân viên với những kĩ năng đặc biệt mà không cần phải tốn kém chi phí và trách nhiệm tuyển dụng lao động. Nghị Định 55/2013/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2013 đã đưa ra hướng dẫn thi hành các điều khoản về cho thuê lại lao động (Nghị Định 55). Nghị Định 55 cũng quy định các hành vi bị cấm trong vấn đề cho thuê lại lao động cũng như các trường hợp không được phép cho thuê lại lao động. Theo đó, một hợp đồng cho thuê lại lao động không thể được ký kết giữa bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động nếu hai bên đó có mối quan hệ công ty mẹ - công ty con hoặc giữa các công ty con thành viên của một tập đoàn. Hơn nữa, việc sử dụng lao động thuê ngoài để thay thế người lao động đang thực hiện quyền đình công hoặc đang trong tranh chấp lao động cũng không được cho phép.
Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động bao gồm những công việc sau:
(1) Phiên dịch/ Biên dịch/ Tốc ký;
(2) Thư ký/Trợ lý hành chính;
(3) Lễ tân;
(4) Hướng dẫn du lịch;
(5) Hỗ trợ bán hàng;
(6) Hỗ trợ dự án;
(7) Lập trình hệ thống máy sản xuất;
(8) Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông;
(9) Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất;
(10) Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy;
(11) Biên tập tài liệu;
(12) Vệ sĩ/Bảo vệ;
(13) Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại;
(14) Xử lý các vấn đề tài chính, thuế;
(15) Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô;
(16) Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất; và
(17) Lái xe.
7.2 Quyền và nghĩa vụ đối với việc cho thuê lại lao động
Điều 56 của Bộ Luật Lao Động Mới quy định các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động cho thuê lại lao động. Các quyền và nghĩa vụ đáng chú ý là:
► ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động mới;
► thông báo cho người lao động nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
► thực hiện nghĩa vụ trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật;
► trả lương cho người lao động thuê lại ít nhất không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau; và
► xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thuê lại vi phạm kỷ luật lao động khi doanh nghiệp nhận người lao động thuê lại trả lại người lao động đó do vi phạm kỷ luật lao động. Đối với các quyền và trách nhiệm của bên thuê lại lao động, Điều 57 của Bộ Luật Lao Động Mới quy định quyền và nghĩa vụ như sau:
► thỏa thuận với người lao động nếu huy động người lao động làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động;
► thỏa thuận với người lao động và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động làm việc cho doanh nghiệp trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa hết hạn; và
► trả lại cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận. Theo Điều 58 của Bộ Luật Lao Động Mới, thì quyền, nghĩa vụ của người lao động thuê lại với các bên khác như sau:
► chấp hành sự điều hành, nội quy, kỷ luật lao động và thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động; và
► có quyền thỏa thuận để ký hợp đồng lao động trực tiếp với bên thuê lại sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc sau khi thực hiện hợp pháp quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
7.3 Thi hành các quy định cho thuê lại lao động
Việc thi hành các quy định cho thuê lại lao động của Bộ Luật Lao Động Mới là một bước tiến đáng kể trong việc phát triển hoạt động kinh doanh các dịch vụ lao động thuê ngoài tại Việt Nam. Việc ghi nhận và quy định việc cho thuê lại lao động sẽ cung cấp một sự lựa chọn nhân sự linh động cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
Trên thực tế, để tuân thủ các quy định của Bộ Luật Lao Động Mới, bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động sẽ phải hợp tác chặt chẽ và chia sẻ một số thông tin đặc biệt với nhau. Để đảm bảo rằng bên thuê lại lao động sẽ trả cho người lao động đủ tiền lương, bên thuê lại lao động sẽ phải cung cấp thông tin về các khoản tiền lương của những người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, cùng chức danh, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau. Trong một số trường hợp, có thể sẽ khó xác định rõ ràng liệu một người lao động của bên thuê lại lao động có làm cùng một công việc hay không. Cho tới khi có văn bản hướng dẫn thêm quy định về vấn đề này, sẽ chưa rõ để biết bên cho thuê lại lao động hay bên thuê lại lao động sẽ là bên có quyền xác định tính chất “cùng công việc”.
7 CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
7.1 Cho thuê lại lao động – Một thuật ngữ pháp lý mới
Hợp đồng cho thuê lại lao động là khái niệm pháp lý mới tại Việt Nam, lần đầu tiên được Bộ Luật Lao Động Mới giới thiệu, nhưng lại quen thuộc đối với người sử dụng lao động đến từ các quốc gia khác. Đối với các doanh nghiệp, việc sử dụng lao động thuê lại cho phép họ (i) bù đắp nhu cầu lao động ngắn hạn; và (ii) có được nhân viên có các kỹ năng đặc biệt để phục vụ một số nhiệm vụ cụ thể. Ưu điểm của việc cho thuê lao động đối với bên sử dụng lao động cuối cùng là không phải thiết lập bất kỳ mối quan hệ lao động nào giữa bên sử dụng lao động cuối cùng và người lao động được cho thuê lại (vốn luôn đi kèm với trách nhiệm và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động) và do đó tiết kiệm được một phần chi phí tuyển dụng lao động.
Cho thuê lại lao động nghĩa là bổ nhiệm người lao động được doanh nghiệp cho thuê lại lao động tuyển dụng để làm việc cho, và chịu sự quản lý của, bên thuê lại lao động. Tuy nhiên, quan hệ lao động giữa người lao động và doanh nghiệp cho thuê lại lao động vẫn giữ nguyên và không hề có quan hệ lao động nào giữa người lao động và bên thuê lại lao động (tức là bên sử dụng lao động cuối cùng). Điều này có nghĩa là doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động đó và ngược lại.
Theo Bộ Luật Lao Động Mới thì hoạt động kinh doanh cho thuê lại lao động là hoạt động kinh doanh có điều kiện và chỉ có thể áp dụng cho một số loại hình lao động mà thôi. Đối với các doanh nghiệp, đây có thể là phương án rất hữu dụng nhằm đáp ứng nhu cầu do thiếu hụt lao động ngắn hạn, mà không cần phải chịu trách nhiệm như khi trực tiếp tuyển dụng người lao động đó. Ngoài ra việc cho thuê lại lao động này còn cho phép các doanh nghiệp sử dụng nhân viên với những kĩ năng đặc biệt mà không cần phải tốn kém chi phí và trách nhiệm tuyển dụng lao động. Nghị Định 55/2013/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2013 đã đưa ra hướng dẫn thi hành các điều khoản về cho thuê lại lao động (Nghị Định 55). Nghị Định 55 cũng quy định các hành vi bị cấm trong vấn đề cho thuê lại lao động cũng như các trường hợp không được phép cho thuê lại lao động. Theo đó, một hợp đồng cho thuê lại lao động không thể được ký kết giữa bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động nếu hai bên đó có mối quan hệ công ty mẹ - công ty con hoặc giữa các công ty con thành viên của một tập đoàn. Hơn nữa, việc sử dụng lao động thuê ngoài để thay thế người lao động đang thực hiện quyền đình công hoặc đang trong tranh chấp lao động cũng không được cho phép.
Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động bao gồm những công việc sau:
(1) Phiên dịch/ Biên dịch/ Tốc ký;
(2) Thư ký/Trợ lý hành chính;
(3) Lễ tân;
(4) Hướng dẫn du lịch;
(5) Hỗ trợ bán hàng;
(6) Hỗ trợ dự án;
(7) Lập trình hệ thống máy sản xuất;
(8) Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông;
(9) Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất;
(10) Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy;
(11) Biên tập tài liệu;
(12) Vệ sĩ/Bảo vệ;
(13) Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại;
(14) Xử lý các vấn đề tài chính, thuế;
(15) Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô;
(16) Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất; và
(17) Lái xe.
7.2 Quyền và nghĩa vụ đối với việc cho thuê lại lao động
Điều 56 của Bộ Luật Lao Động Mới quy định các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động cho thuê lại lao động. Các quyền và nghĩa vụ đáng chú ý là:
► ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao Động mới;
► thông báo cho người lao động nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
► thực hiện nghĩa vụ trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật;
► trả lương cho người lao động thuê lại ít nhất không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau; và
► xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thuê lại vi phạm kỷ luật lao động khi doanh nghiệp nhận người lao động thuê lại trả lại người lao động đó do vi phạm kỷ luật lao động. Đối với các quyền và trách nhiệm của bên thuê lại lao động, Điều 57 của Bộ Luật Lao Động Mới quy định quyền và nghĩa vụ như sau:
► thỏa thuận với người lao động nếu huy động người lao động làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động;
► thỏa thuận với người lao động và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động làm việc cho doanh nghiệp trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa hết hạn; và
► trả lại cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận. Theo Điều 58 của Bộ Luật Lao Động Mới, thì quyền, nghĩa vụ của người lao động thuê lại với các bên khác như sau:
► chấp hành sự điều hành, nội quy, kỷ luật lao động và thỏa ước lao động tập thể của bên thuê lại lao động; và
► có quyền thỏa thuận để ký hợp đồng lao động trực tiếp với bên thuê lại sau khi hết hạn hợp đồng lao động hoặc sau khi thực hiện hợp pháp quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.
7.3 Thi hành các quy định cho thuê lại lao động
Việc thi hành các quy định cho thuê lại lao động của Bộ Luật Lao Động Mới là một bước tiến đáng kể trong việc phát triển hoạt động kinh doanh các dịch vụ lao động thuê ngoài tại Việt Nam. Việc ghi nhận và quy định việc cho thuê lại lao động sẽ cung cấp một sự lựa chọn nhân sự linh động cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
Trên thực tế, để tuân thủ các quy định của Bộ Luật Lao Động Mới, bên cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động sẽ phải hợp tác chặt chẽ và chia sẻ một số thông tin đặc biệt với nhau. Để đảm bảo rằng bên thuê lại lao động sẽ trả cho người lao động đủ tiền lương, bên thuê lại lao động sẽ phải cung cấp thông tin về các khoản tiền lương của những người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, cùng chức danh, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau. Trong một số trường hợp, có thể sẽ khó xác định rõ ràng liệu một người lao động của bên thuê lại lao động có làm cùng một công việc hay không. Cho tới khi có văn bản hướng dẫn thêm quy định về vấn đề này, sẽ chưa rõ để biết bên cho thuê lại lao động hay bên thuê lại lao động sẽ là bên có quyền xác định tính chất “cùng công việc”.
tin liên quan
- Ngưỡng 1 tỷ đã được gỡ bỏ với doanh nghiệp mới thành lập
- Dự luật Doanh nghiệp sửa đổi được thêm 57 điều mới
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 9: Một số vấn đề khác
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 8: Công đoàn
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 7: Quy chế dân chủ
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 6: Người lao động nước ngoài
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 4: Kỷ luật lao động, an toàn lao động
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 3: Tiền lương làm thêm giờ
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 2: Chấm dứt hợp đồng lao động
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 1: Hợp đồng lao động
Dành cho nhà tuyển dụng
Cẩm nang việc làm
Đăng ký nhận tin việc làm qua email
Tìm kiếm