Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 4: Kỷ luật lao động, an toàn lao động
Bộ Luật Lao Động mới (Bộ Luật Lao Động Mới) đã được Quốc Hội thông qua vào ngày 18 tháng 6 năm 2012 và bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2013 và theo đó đã có tổng cộng hơn 15 nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành mới được ban hành.
Dưới đây là tóm lược các vấn đề sửa đổi mang tính pháp lý:
4 KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
4.1 Vi phạm kỷ luật lao động
Điều 125 của Bộ Luật Lao Động Mới đã không còn quy định hình thức kỷ luật chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu (6) tháng. Do vậy, những hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo Bộ Luật Lao Động Mới chỉ còn:
► khiển trách;
► kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu (6) tháng hoặc cách chức; và
► sa thải.
4.2 Bổ sung những hành vi vi phạm dẫn đến hình thức kỷ luật sa thải
Bộ Luật Lao Động Mới đã bổ sung một số hành vi vi phạm mà theo đó hình thức kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng. Theo Điều 126 của Bộ Luật Lao Động Mới, hình thức sa thải có thể được áp dụng như là một hình thức xử lý kỷ luật lao động trong những trường hợp sau:
► người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
► người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; và
► người lao động tự ý bỏ việc năm (5) ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
5 AN TOÀN LAO ĐỘNG
*Khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động
Nhằm đảm bảo sự chấp hành nghiêm túc của người sử dụng lao động trong hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, Điều 152 của Bộ Luật Lao Động Mới quy định rằng hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; riêng người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên1, người lao động cao tuổi2 phải được khám sức khỏe ít nhất sáu tháng một lần.
4 KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
4.1 Vi phạm kỷ luật lao động
Điều 125 của Bộ Luật Lao Động Mới đã không còn quy định hình thức kỷ luật chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu (6) tháng. Do vậy, những hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo Bộ Luật Lao Động Mới chỉ còn:
► khiển trách;
► kéo dài thời hạn nâng lương không quá sáu (6) tháng hoặc cách chức; và
► sa thải.
4.2 Bổ sung những hành vi vi phạm dẫn đến hình thức kỷ luật sa thải
Bộ Luật Lao Động Mới đã bổ sung một số hành vi vi phạm mà theo đó hình thức kỷ luật sa thải sẽ được áp dụng. Theo Điều 126 của Bộ Luật Lao Động Mới, hình thức sa thải có thể được áp dụng như là một hình thức xử lý kỷ luật lao động trong những trường hợp sau:
► người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
► người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm; và
► người lao động tự ý bỏ việc năm (5) ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
5 AN TOÀN LAO ĐỘNG
*Khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động
Nhằm đảm bảo sự chấp hành nghiêm túc của người sử dụng lao động trong hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, Điều 152 của Bộ Luật Lao Động Mới quy định rằng hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; riêng người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên1, người lao động cao tuổi2 phải được khám sức khỏe ít nhất sáu tháng một lần.
tin liên quan
- Ngưỡng 1 tỷ đã được gỡ bỏ với doanh nghiệp mới thành lập
- Dự luật Doanh nghiệp sửa đổi được thêm 57 điều mới
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 9: Một số vấn đề khác
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 8: Công đoàn
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 7: Quy chế dân chủ
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 6: Người lao động nước ngoài
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 5: Cho thuê lại lao động
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 3: Tiền lương làm thêm giờ
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 2: Chấm dứt hợp đồng lao động
- Cập nhật bộ luật lao động mới của Việt Nam-Chapter 1: Hợp đồng lao động
Dành cho nhà tuyển dụng
Cẩm nang việc làm
Đăng ký nhận tin việc làm qua email
Tìm kiếm